Sự lên ngôi của bóng đá phòng ngự phản công
Vòng 1/8 EURO 2016 chứng kiến sự lên ngôi của bong da phòng ngự phản công. Bên cạnh đó là những câu chuyện cổ tích tiếp tục được Iceland, Xứ Wales hay Ba Lan thêu dệt.
PHÒNG NGỰ PHẢN CÔNG LÊN NGÔI
Năm nay là năm của bóng đá phòng ngự phản công. Leicester đoạt được chức vô địch Ngoại hạng Anh với những pha phản công đầy tốc độ và tàn nhẫn. Atletico cũng làm điều tương tự để lọt vào trận chung kết Champions League và chỉ chịu thua Real Madrid trên chấm luân lưu. Ở EURO 2016, thứ bóng đá đầy toan tính và hiệu quả đó đang lên ngôi.
Các HLV của ĐTQG ở các giải đấu quốc tế có ít thời gian làm việc với các cầu thủ. Mùa giải VĐQG vừa hết thì cũng là lúc EURO hay World Cup chuẩn bị bắt đầu. Nếu muốn có một đội bóng thi đấu gắn kết, luôn áp dụng được lối chơi lên đối thủ, bạn phải mất nhiều ngày liền trên sân tập, để phát triển và hoàn thiện. Trừ khi đội bóng của bạn là Tây Ban Nha. Họ có một nhóm cầu thủ đã chơi cùng nhau nhiều năm liền.
- Xem ti le bong da ĐTTây Ban Nha.
Một phương pháp đơn giản hơn để đưa đội bóng tới vinh quang là chơi bóng đá phản công. HLV cần tổ chức hàng phòng ngự tốt, tập luyện cho cầu thủ có thể chịu đựng được áp lực mà đối phương gây ra. Sau đó, kết liễu đối thủ bằng cách đưa bóng thật nhanh lên phía trên cho những cầu thủ to cao làm tường, hay tìm đến địa chỉ là những “máy chạy”.
Hàng phòng ngự Tây Ban Nha phải vất vả với tiền đạo to con Pelle
Tại thời điểm đó, họ sẽ phối hợp với nhau xuyên thủng hàng phòng ngự đang rất mỏng manh của đối phương, vì phần lớn các cầu thủ lên tham gia tấn công chưa kịp lui về phòng ngự. Italia là đội bóng đang áp dụng hoàn hảo lối chơi này. Trước một Tây Ban Nha với lối chơi tiqui-taca không còn quá biến ảo ở vòng 1/8, Italia dễ dàng khóa chặt mọi đường vào khung thành thủ môn Buffon.
Ở phía trên, họ có “người khổng lồ” Graziano Pelle cao 1m94, khiến Sergio Ramos và Gerard Pique luôn phải vất vả trong những pha không chiến. Italia sở hữu những cầu thủ chạy đến điên cuồng như Emanuele Giaccherini, Eder hay cuối trận là Insigne. Riêng Giaccherini trong trận đấu với Tây Ban Nha chạy tới 12,97 km, nhiều nhất tại EURO 2016 nếu chỉ tính trong 90 phút.
- Cập nhật lich thi dau euro 2016 các trận tứ kết.
Phần thưởng cho sự chắc chắn trong phòng ngự và sắc bén trong những pha phản công của Italia là một chiếc vé vào tứ kết. Một đội bóng khác cũng thành công với lối chơi này là Bồ Đào Nha. “Brazil của châu Âu” đã không còn trung thành với thứ bóng đá tấn công rườm rà mà thiếu hiệu quả ở vòng bảng.
Bồ Đào Nha cũng chuyển sang chơi phòng ngự phản công
Họ thay đổi hoàn toàn phong cách, khoác lên mình sự xù xì, xấu xí khi đối đầu với Croatia ở vòng 1/8. Bồ Đào Nha kiên nhẫn chịu trận, thậm chí lôi cả siêu sao tấn công Cristiano Ronaldo về tham gia phòng ngự. Họ sẵn sàng phạm lỗi để cắt đứt mạch tấn công của Croatia. Trong 90 phút thi đấu chính thức, Bồ Đào Nha chơi xấu đối phương tới… 20 lần!
Kết quả là Bồ Đào Nha đã tạo ra một trận đấu nhàm chán, khi 117 phút đầu cả 2 đội không có lấy 1 cú sút trúng khung thành. Nhưng có hề gì, khi hiệu quả với Bồ Đào Nha là tối đa. Ở cú sút trúng đích đầu tiên, Bồ Đào Nha có bàn thắng duy nhất của trận đấu do công của Quaresma và đoạt vé vào tứ kết.
Khi cả “Brazil của châu Âu” cũng chuyển sang chơi phòng ngự phản công thì chúng ta biết, thứ bóng đá đó đang lên ngôi ở EURO lần này.
NHỮNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH
Với việc mở rộng EURO lên thành 24 đội, rất nhiều ĐT đã có được lần đầu tiên tham dự đấu trường lớn nhất châu Âu này. Và với kết quả ở vòng bảng, vòng 1/8 đã chứng kiến những cuộc so tài của những đội “đầu tiên” đó. Họ đối đầu với nhau, quyết tâm đánh bại lẫn nhau để viết tiếp câu chuyện cổ tích của riêng mình ở EURO 2016 này.
Xứ Wales và Bắc Ireland là một cặp đấu như thế. Một trong 2 đội sẽ lần đầu tiên lọt vào tứ kết và xứ Wales, với ngôi sao Gareth Bale trong đội hình, là những người xuất sắc hơn. Ngoài ra, một cuộc đối đầu mang tính chất tương tự là Ba Lan gặp Thụy Sỹ. Cả 2 không phải lần đầu tiên dự EURO, nhưng phải đến giải đấu trên đất Pháp, họ mới có thể vượt qua được vòng bảng.
Iceland tạo ra câu chuyện thần kỳ ở vòng 1/8 EURO 2016
Ba Lan đã lạnh lùng hơn trên loạt luân lưu cân não để tiếp tục bay cao ở EURO 2016. Nhưng người tạo ra câu chuyện thần kỳ nhất ở vòng 1/8 EURO 2016, không phải xứ Wales hay Ba Lan, mà là Iceland.
Họ là ĐT đến từ đảo quốc bé nhỏ, dân số ít nhất (chỉ hơn 300.000 người) trong số các đội tham dự EURO lần này. Đây cũng là lần đầu tiên đội bóng xứ “băng hỏa đảo” tham dự EURO nhưng họ đã làm nên điều không tưởng. Iceland đánh bại đội bóng lừng danh Anh để lọt vào tứ kết gặp chủ nhà Pháp. Với khí thế đang dâng cao, Iceland có quyền mơ mộng vào cái kết có hậu cho câu chuyện cổ tích của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét