Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

ĐT Việt Nam thiếu tiền đạo chất lượng

Nguy cơ sắp tới các đội tuyển bong da Việt Nam thiếu nhân lực giỏi ở mọi vị trí nói chung sắp hiển hiện và vấn đề ngoại binh trở thành đề tài nóng hổi. Tuy nhiên, người ta lại quên đi hay bỏ qua những nguyên nhân gốc rễ  thực chất của vấn đề này.

Trước và sau khi được bổ nhiệm dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam, HLV Nguyễn Hữu Thắng đã có những phát biểu rằng rất khó tìm kiếm tiền đạo giỏi từ V.League cho đội tuyển. Theo cựu danh thủ xứ nghệ ở cấp độ đội tuyển U23, việc nhìn thấy những chân sút nội đáng tin cậy càng hiếm.

HLV Hữu Thắng thừa nhận khó tìm tiền đạo chất lượng cho đội tuyển Việt Nam

Việc tìm kiếm tiền đạo chất lượng cho đội tuyển Việt Nam đang trở thành đề tài được nhiều fan hâm mộ tranh luận khi ĐT Việt Nam sẽ tập trung trở lại vào ngày 23/5 tới đây chuẩn bị cho trận giao hữu với ĐT Syria tại Mỹ Đình vào ngày 31/5 và sau đó là tham dự giải đấu giao hữu Tứ Hùng tổ chức tại Myanmar vào những ngày đầu tháng 6. Đây là những trận đấu để HLV Hữu Thắng tìm kiếm những gương mặt mới, thử nghiệm đội hình của ĐT Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup 2016 diễn ra vào cuối năm.

Mỗi khi vấn đề thiếu tiền đạo đẳng cấp cho các cấp độ của đội tuyển Việt Nam được nhắc đến, những ngoại binh thi đấu tại V.League luôn trở thành đề tài nóng hổi. Fan hâm mộ cho rằng việc những ngoại binh như Stevens và Fagan (Hải Phòng), Omar – Ivan Firer (FLC Thanh Hóa), Paytyo – Oseni (XSKT Cần Thơ), Gaston Merlo của SHB Đà Nẵng, Osmar (HAGL)… là những nguyên nhân khiến các chân sút nội không có cơ hội tỏa sáng. Để có cơ hội ghi dấu ấn của mình tại V.League, những chân sút nội như Công Vinh, Anh Đức, Đình Tùng, Văn Thắng, Văn Toàn… thường phải thi đấu ở những vị trí không phải sở trường.

Cho rằng tiền đạo ngoại là nguyên nhân khiến các chân sút nội mất cơ hội. Nhưng chúng ta lại bỏ qua nguyên nhân sâu xa khiến những chân sút nội mất chỗ đứng ở ngay trên giải đấu hàng đầu trong nước là cách làm bóng đá kiểu “ăn xổi”, thiếu đầu tư bài bản của những đội bóng tại Việt Nam.

Việc bỏ tiền thuê những cầu thủ ngoại chất lượng để ngay lập tức giành được thành tích đã ăn sâu vào suy nghĩ của những người lãnh đạo ở cấp CLB tại Việt Nam. Điều này khiến cho công tác đào tạo cầu thủ trẻ bị bỏ bê, những chân sút nội bị đánh giá thấp và không được trao cơ hội cho ra sân.

Xem thêm: các trận đấu bong da truc tuyen sắp diễn ra

Dù có tới 14 đội bóng tham dự V.League, nhưng hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ chất lượng của Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay là Hoàng Anh Gia Lai, Hà Nội T&T, PVF, Viettel, B.Bình Dương. Tuy nhiên, những lò đào tạo trẻ này chỉ mới được thành lập vài năm gần đây, phần lớn chưa cho ra lò những sản phẩm đầu tiên của mình.

Với những CLB đã cho ra lò những sản phẩm tự đào tạo nhưng với mục tiêu cạnh tranh ngôi vô địch, thứ hạng cao trên bảng xếp hạng, các đội bóng này lại sẵn sàng cho mượn những cầu thủ “cây nhà lá vườn” đến những đội bóng yếu hơn, giải đấu thấp hơn để tích lũy kinh nghiệm trong khi lại dồn tiền tăng cường ngoại binh.
DT Viet Nam hinh anh 2
Ngoại binh đang thống trị danh sách ghi bàn tại V.League 2016
Ngoài các CLB đá để cạnh tranh ngôi vô địch hoặc chạy trốn suất xuống hạng cần đến ngoại binh giỏi để đi tìm thành tích nhất thời đã đành. Hiện một thực trạng phổ biến là các đội bóng mà quanh năm chỉ ở lưng chừng bảng xếp hạng cũng hầu như không ưu tiên đến chuyện phát triển nguồn nhân lực nội tại, mà mỗi năm lại tìm cách xoay vòng cầu thủ từ các nguồn khác nhau. Câu chuyện tung tiền tuyển quân rầm rộ của XSKT Cần Thơ hay Đồng Tháp ở mùa giải 2016 là điều lãnh đạo VFF và giới chuyên môn bóng đá Việt Nam phải suy ngẫm. Cấp độ V.League đã vậy, chất lượng lực lượng các đội tham dự giải hạng Nhất và hạng Nhì càng bi thảm hơn khi lực lượng các đội bóng tham dự giải là đi mượn của nhau là chủ yếu.

Trong khi đó, ngó qua Thái Lan, đội bóng đã thống trị khu vực ĐNÁ trong một thời gian dài và đang hướng tới mục tiêu vươn tầm ra thế giới. HLV đội tuyển U19 Hoàng Anh Tuấn cho biết mỗi đội bóng tại giải đấu hàng đầu Thái Lan sở hữu tới 5 ngoại binh. Tuy nhiên, trên bình diện ĐTQG họ vẫn chơi tốt. Đây thực sự là một bài học lớn mà lãnh đạo VFF và ban huấn luyện các đội tuyển Việt Nam cần phải học tập.

Những nhà chuyên môn có tâm và có tầm với bóng đá Việt Nam từ lâu đã đưa ra lời cảnh báo chừng nào bài toán nhân sự ở khâu đào tạo chưa giải quyết xong thì chừng đó các đội tuyển Việt Nam càng gặp bất lợi. Nguy cơ sắp tới các đội tuyển Việt Nam thiếu nhân lực giỏi ở mọi vị trí nói chung sắp hiển hiện (hàng tiền vệ giờ cũng rất khó tìm ra cầu thủ cỡ Minh Phương, Tấn Tài thời đỉnh cao, hàng hậu vệ thiếu trung vệ tầm Như Thành, Phước Tứ), chứ không riêng gì chuyện thiếu trung phong tốt.

                                                                                                                                      Dũng Phương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts