Thanh Thúy được mời du học tại Mỹ
Theo ông Huỳnh Quang Vinh – Giám đốc Công ty TNHH MTV Thể thao Bình Điền – chủ công trẻ Trần Thị Thanh Thúy vừa nhận được lời đề nghị cấp học bổng trị giá 160.000 USD của Trường Đại học Oregon State cho 4 năm du học tại đây.
Theo đó, Thanh Thúy nếu đồng ý xuất ngoại sẽ tạm dừng thi đấu cho CLB Bình Điền Long An để chuyển sang khoác áo thi đấu cho đội bóng chuyền nữ của Trường Đại học này, bên cạnh việc theo học văn hóa để nhận tấm bằng cử nhân về ngành học mà cô được toàn quyền lựa chọn.
Theo đó, Thanh Thúy nếu đồng ý xuất ngoại sẽ tạm dừng thi đấu cho CLB Bình Điền Long An để chuyển sang khoác áo thi đấu cho đội bóng chuyền nữ của Trường Đại học này, bên cạnh việc theo học văn hóa để nhận tấm bằng cử nhân về ngành học mà cô được toàn quyền lựa chọn.
Nhưng ngay cả khi được mời chào, bản thân chủ công 18 tuổi và có chiều cao 1m90 này cùng gia đình cũng đang cân nhắc. Trở ngại đầu tiên đối với Thanh Thúy chính là khả năng ngoại ngữ khá yếu và trên thực tế cô mới chỉ giao tiếp bằng tiếng Anh cơ bản, chưa đủ vốn sinh ngữ để có thể xuất ngoại và theo học ở cấp đại học tại Mỹ. Lý do thì quá dễ hiểu, tức là cô tập trung toàn bộ thời gian và tâm sức cho chuyện tập luyện và thi đấu ở CLB Bình Điền Long An, đồng thời sang Thái Lan khoác áo CLB Bangkok Glass thi đấu ở giải VĐQG nước này.
Xuất ngoại và du học là điều tương đối mới mẻ đối với các VĐV bóng chuyền Việt Nam, dù trước đây từng có tiền lệ. Tuy nhiên, hầu hết các VĐV đều chọn ở lại để tập luyện, thi đấu trong màu áo CLB chủ quản, đồng thời theo học tại các Trường Đại học TDTT chuyên nghiệp tại TPHCM, Bắc Ninh và Đà Nẵng.
Cũng có hai hướng dư luận, đồng tình hoặc can ngăn Thanh Thúy, khi nhận được lời mời từ phía Đại học Oregon State. Theo nhiều người, nếu Thúy chấp nhận sang Mỹ và chơi bóng tại đây 4 năm, cô có thể phát triển hơn nữa về việc học văn hóa, nhưng chưa có gì đảm bảo cô sẽ thành công cùng đội bóng chuyền nơi đây. Chưa kể nếu không giữ được phong độ, cô cũng sẽ mất luôn suất khoác áo ĐTQG nữ, nơi mà hiện nay cô đang nổi lên là chủ công số 1. Rèn luyện chuyên môn thì Thai-League và những giải đấu tầm châu Á, thế giới mà đội bóng Thái Lan đang hướng đến suy cho cùng cũng có thể coi như điều kiện thuận lợi giúp Thanh Thúy phát triển sự nghiệp.
Xuất ngoại và du học là điều tương đối mới mẻ đối với các VĐV bóng chuyền Việt Nam, dù trước đây từng có tiền lệ. Tuy nhiên, hầu hết các VĐV đều chọn ở lại để tập luyện, thi đấu trong màu áo CLB chủ quản, đồng thời theo học tại các Trường Đại học TDTT chuyên nghiệp tại TPHCM, Bắc Ninh và Đà Nẵng.
Cũng có hai hướng dư luận, đồng tình hoặc can ngăn Thanh Thúy, khi nhận được lời mời từ phía Đại học Oregon State. Theo nhiều người, nếu Thúy chấp nhận sang Mỹ và chơi bóng tại đây 4 năm, cô có thể phát triển hơn nữa về việc học văn hóa, nhưng chưa có gì đảm bảo cô sẽ thành công cùng đội bóng chuyền nơi đây. Chưa kể nếu không giữ được phong độ, cô cũng sẽ mất luôn suất khoác áo ĐTQG nữ, nơi mà hiện nay cô đang nổi lên là chủ công số 1. Rèn luyện chuyên môn thì Thai-League và những giải đấu tầm châu Á, thế giới mà đội bóng Thái Lan đang hướng đến suy cho cùng cũng có thể coi như điều kiện thuận lợi giúp Thanh Thúy phát triển sự nghiệp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét